Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

7 loại cây lọc thanh không khí nên trồng trong nhà để hỗ trợ sức khỏe




Có một thực tế là dù muốn, dù không thì ngôi nhà của bạn luôn luôn tồn tại những chất có hại cho sức khỏe, trong đó phổ biến nhất phải kể đến như benzene, trichloroethylene, ammonia… Chúng có thể đến từ những món đồ nội thất, đồ dùng như giường, sofa, sơn, các sản phẩm nhựa, chất tẩy rửa hay thói quen sinh hoạt thường ngày như hút thuốc lá.







Tác hại của các một số loại chất độc thường thấy trong nhà


Formaldehyde: Tìm thấy trong và đồ nội thất bọc đệm, thảm, khói thuốc lá, bộ đồ ăn bằng nhựa và khí đốt tự nhiên. Nó có thể gây ra dị ứng, kích ứng niêm mạc, bệnh suyễn và các bệnh da khác nhau.


Trichloroethylene: Tìm thấy trong mực in, sơn, sơn mài, thảm và vải chất tẩy rửa và nước clo. Tetrachloroethylene là một chất có thể gây ung thư, gây kích ứng mắt và da, ảnh hưởng không tốt đến gan và thận…


Benzen: Tìm thấy trong sơn, sơn mài, sơn dầu, các sản phẩm làm sạch, cao su và khói thuốc lá. Chất này có thể gây ung thư, kích thích thần kinh, khó thở, co giật hay giảm huyết áp.


Amoniac: Tìm thấy trong linh kiện máy tính, khói thuốc lá, và chất tẩy rửa gia dụng. Nó gây ra khô, đau cổ họng khô, dễ khiến đau ngực cũng như sưng thanh quản và phổi.

Xylene: chất này có trong nhựa, sơn, sơn mài và keo. Xylene cũng có thể được tìm thấy trong khí thải xe, các sản phẩm da và khói thuốc lá. Nó kích thích da, mắt và đường hô hấp.







cây


1. Cây sanh


Cây sanh hay còn được gọi là si, gùa, thực… được biết đến là loài cây cảnh lọc không khí hàng đầu. Chúng giúp loại bỏ đến hơn 70% benzene, armoniac, toluen và các tạp chất có hại trong không khí khác. Trong đó benzen và armoniac là những chất có thể tìm thấy trong sơn, sơn mài, sơn dầu, các sản phẩm làm sạch, cao su, linh kiện máy tính và khói thuốc lá. Những chất này có thể gây ung thư, kích thích thần kinh, khó thở, co giật hay giảm huyết áp, dễ khiến đau ngực cũng như sưng thanh quản và phổi.


Cây sanh dễ trồng, không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều nhưng cần nhận được ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Bạn cần tưới nước thường xuyên từ mùa xuân đến mùa thu, giảm dần tần suất từ đầu tháng 9. Trong mùa đông, cây chỉ cần được tưới nước theo đợt 10 ngày.



2. Cây trầu bà


Theo một bài viết đăng tải trên website của Viện y học ứng dụng thì cây trầu bà được coi là một trong những loài cây có tác dụng lọc không khí hiệu quả bậc nhất trong thế giới thực vật. Loại cây này có thể loại bỏ được: formaldehyde, xylene, toluene, benzene, carbon monoxide…



trầu bà


Cây trầu bà là loại cây leo, có thể được trồng như cây thủy sinh. Cây dễ trồng, có thể sinh trưởng trong ánh sáng yếu và dễ chăm sóc nhưng trong cây lại chứa chất calcium oxalate có thể gây nguy hiểm tiêu chảy, bỏng rát niêm mạc… do vậy khi trồng hãy để ngoài phạm vi hoạt động của trẻ em và động vật.


3. Thường xuân 


Thường xuân là loại cây leo thường xanh phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có ít ánh nắng. Loài cây này loại bỏ được chất benzene, carbon monoxide, formaldehyde, trichloroethylene… đồng thời có thể loại bỏ những tác nhân gây dị ứng như nấm mốc và phân động vật. Cây thường xuân dễ trồng, chỉ cần tưới nước trong quá trình phát triển của cây và giữ cho đất ẩm nhưng không bị úng nước trong những tháng mùa đông.



thương xuân




4. Lan Ý hay huệ hòa bình 


Vào những năm 1980, NASA và tổ chức các nhà thầu liên quan đến cảnh quan tại Mỹ đã khám phá ra rằng loài lan ý có khả năng hấp thụ formaldehyde, benzene, trichloroethylene, xylene, ammoniac. Điểm cộng của loại cây này là vừa đẹp, vừa dễ chăm sóc khi có thể phát triển trong môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên để tối ưu hóa khả năng làm sạch không khí, nên bảo vệ cây khỏi bụi bám. Ngoài ra có một lưu ý khác là bạn nên để cây cảnh này tránh xa tầm với của trẻ em.


lan ý


5. Hoa cúc mâm xôi


Hoa cúc mâm xôi (Chrysanthemum morifolium) không chỉ có tác dụng trang trí nhà tuyệt vời, mà còn là một trong những loài cây đứng đầu bảng về khả năng lọc không khí với khả năng loại bỏ amoniac, formaldehyde, xylene, benzene trong không khí nhà ở. 


c


Loài hoa này cơ bản không phải là cây cảnh trồng trong nhà, nó mọc theo mùa và duy trì được khoảng 6 tuần nếu được chăm sóc tốt. Khi hoa tàn, bạn có thể sử dụng để ủ phân bón và trồng chậu khác. Đây là loài hoa ưa sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp và cần giữ cho đất luôn ẩm hàng ngày. 


6. Cây nhện


Một trong những loại cây có lợi cho sức khỏe con người được NASA công bố đó là cây nhện. Loại cây này dùng để trang trí rất phổ biến và dễ trồng. Chúng có tác dụng lọc không khí và loại bỏ những chất ô nhiểm như benzen, fomaldehyde và xylene. Hãy để chúng trong phòng làm việc hay gia đình để góp phần làm sạch không khí và giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về đường hô hấp.



cây nhện



7. Cọ lá tre


Với chiều cao tối đa chỉ khoảng 30cm, cọ lá tre có thể trồng ở bất cứ không gian nào trong nhà. Ngoài bề ngoài thu hút, loại cây này còn có khả năng lọc benzene, formaldehyde và trichloroethylene cực hiệu quả. Đặc biệt đối với các đồ nội thất thường dễ sinh ra khí formaldehyde như đồ nội thất sơn mài thì việc đặt cây cọ lá tre bên cạnh là một lựa chọn tối ưu vì loại cây này có thể xử lí khá tốt các độc tố. Cọ lá tre nên được trồng ở nơi bóng râm và cần nhiều nước.



cọ



Lưu ý: Để hiệu quả thanh lọc không khí tốt nhất, thay vì chia nhỏ những chậu cây, bạn nên tập hợp nhiều cây thành một nhóm ở mỗi phòng. Cũng theo Viện y học ứng dụng, một ngôi nhà khoảng 185 nên trồng khoảng 15-20 cây, mỗi cây nên dùng chậu rộng trên 15cm. 


(Nguồn tham khảo: Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS Đỗ Tất Lợi, Từ điển cây thuốc Việt Nam – Giáo sư – tiến sĩ Võ Văn Chi, Aroid, Exoticrainforest,Wiki, Nasa, Vietyhocungdung.vn)


banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: