Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Anh chồng 8x chăm sóc khu vườn rộng hơn 1000m² với 300 loại hoa hồng để tặng vợ ở Bình Phước


Nhắc đến hoa hồng là nhắc đến loài hoa với vẻ đẹp kiêu sa, biểu tượng bất hủ của tình yêu nồng nàn, say đắm. Những bông hồng không chỉ sở hữu vẻ đẹp, màu sắc quyến rũ còn mang mùi hương thanh khiết, quý phái, đắm say lòng người. Nếu có một mảnh vườn trước sân, hẳn ai cũng muốn tự trồng cho mình những khóm hồng để mỗi buổi sớm thức dậy hít hà hương thơm dịu nhẹ, ngất ngây của những bông hồng, chuẩn bị cho ngày mới tràn đầy năng lượng.



Bắt đầu từ việc người vợ là một người rất yêu hoa hồng, anh Đỗ Ngọc Hướng ở địa chỉ số 31, thị xã Tú Xương, Bình Long, tỉnh Bình Phước đã tự tay chăm sóc và gây dựng một khu vườn với hàng trăm loại hoa hồng trên mảnh đất rộng hơn 1.000m² để tặng cho người vợ thân yêu.


chủ vườn

Chân dung người đàn ông sở hữu khu vườn rợp hoa hồng.


khu vườn 4

Hoa hồng xuất hiện từ ngoài hàng rào ngôi nhà…


 





… cho đến lối vào với những chậu hồng được xếp gọn hàng hai bên.



Có lẽ bất kỳ ai bước vào khu vườn đầy màu sắc này cũng sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy của hàng ngàn bông hồng đủ màu đua nhau khoe sắc.






Tháng 4 năm 2014, anh bắt tay vào gây dựng khu vườn, ban đầu chỉ có vài loại nhưng dần dần anh sưu tầm thêm nhiều giống hồng ngoại mới lạ, hiếm thấy. Đến nay, khu vườn của anh đã có khoảng trên 300 loại hoa hồng các loại, chủ yếu là các giống hoa hồng ngoại được nhập từ nước ngoài như Anh, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, hồng nội có 5 loại, trong đó có nhiều giống quý như: hồng cổ Sapa, hồng cổ Bạch xếp, Mon couer, Huntington…



 



khu vườn 1

khu vườn 2

khu vườn 3

Và đi sâu vào bên trong thì ai cũng phải thốt lên ngạc nhiên.



 



Sao lại có một khu vườn đẹp như cổ tích thế này?


 


Nhìn vườn hồng đẹp lung linh như vậy, anh cũng khen ông bố trẻ mát tay, nhưng kỳ thực anh đã phải bỏ rất nhiều công sức, cộng thêm sự giúp đỡ của vợ anh mới có được khu vườn giống trong mơ như vậy.





Ý tưởng trồng hoa hồng được anh ấp ủ sau những chuyến đi Đà Lạt. Tuy nhiên, Đà Lạt có khí hậu, điều kiện thời tiết thuận lợi nên dễ trồng hơn, còn ở quê anh khí hậu không được thuận lơi, nên anh phải mất công tìm tỏi, học hỏi, đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng để mang được những khóm hồng xinh đẹp đó về với khu vườn của mình.



 



Hàng ngàn bông hoa hồng đua nhau khoe sắc trong khu vườn.


 



 



Một góc vườn cổ tích của anh Hướng.


 


Kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa hồng





Qua quá trình trồng hồng và nhiều thất bại, anh Hướng đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu, anh cho biết: “Các giống hoa hồng được nhập từ Thái Lan hay Trung Quốc thường dễ thích nghi với thời tiết ở Việt Nam hơn là một số loại nhập từ châu Âu, Mỹ nhưng khi về trồng ở mình cũng phải theo dõi để có chế độ chăm sóc phù hợp với điều kiện khí hậu ở mình”. 





Theo anh Hướng, khu vực miền đông Nam bộ có những thời điểm rất nóng và khô (khoảng 6 tháng), vậy nên chế độ tưới nước phải làm giảm được nền nhiệt độ. 





Hoa hồng cần nắng, không chịu nước nhiều và nhiệt độ thích hợp nhất là từ 18-25 độ nên để cây có hoa chuẩn thời gian mùa nóng là điều khó nên anh thường tưới nước trễ vào buổi sáng (tưới thật nhiều tưới ướt toàn bộ cây) và tưới sớm vào buổi chiều. Nên cây đỡ phải chịu cái nóng nhiều khi lên đến 40 độ.


 




 



Những đóa hồng nở rực rỡ có thể “hút hồn” bất cứ ai nhìn thấy.


 


Là người làm kinh doanh, bận nhiều công việc nên nhiều lúc anh cũng không có thời gian để ý, chăm sóc khu vườn, không xịt thuốc ngừa bệnh và bọ trĩ đúng kỳ được, “nhưng thực ra không có khó chăm khi cây đã thích nghi với thời tiết ở mình”, anh Hướng cho biết.



Trồng hoa hồng thì ai cũng mong cây có nhiều hoa. Nhìn những chậu hoa cho ra hàng chục bông cũng đủ thấy anh Hướng quả là một tay chăm sóc hồng “đáng nể”. Anh cho biết: “Để cây ra nhiều hoa thì phải làm cho cây có mầm mới thật nhiều. Sau khi hoa tàn, bạn nên cắt bỏ 2 – 3 mắt lá và tỉa bớt chồi điếc cành yếu”




Bên cạnh đó phải bón gốc bằng các loại phân có hàm lượng đạm cao và tưới nước nhiều cho cây bật mầm. Khi cây có mầm, sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày thì nên bón phân NPK 20-20-15 để có kali nuôi mầm.





Rồi khi mầm chuẩn bị ra nụ thì bón phân cá Dynamic, Alaska hoặc các loại phân hữu cơ đã qua xử lý để bổ sung đạm tự nhiên cho cây khỏe và cân đối dinh dưỡng, đồng thời xịt Miracle gro để cho cây phân hóa mầm hoa giúp cây có hoa chùm nhiều bông. Khi cây có nụ bón thêm một lượng kali nhỏ để hoa có màu chuẩn, form chuẩn và lâu tàn.



 



Khu vườn rộng hơn 1.000m2 nhưng chỉ trồng duy nhất hoa hồng.


Cách chọn giống hoa, chậu và đất trồng






Khi được hỏi về cách chọn giống, anh Hướng chia sẻ: “Để trồng được cây tốt việc đầu tiên là giống phải là loại được nhân từ những cây mẹ chuẩn sau đó là thể trồng và chậu để trồng. Cây giống có nhiều nguồn nhưng không phải vườn nào cũng có những mẹ chuẩn để nhân giống”. 


“Trồng chậu thì không nên trồng bằng đất mà nên trộn giá thể gồm phân bò, xơ dừa, tro, nấm đối kháng trichoderma, và một số loại phân vi sinh đa vi lượng. Vì trồng bằng đất mỗi lần tưới nước đất sẽ bị nén chặt làm cho rễ cây không phát triển được để hút chất dinh dưỡng nuôi cây và còn hay giữ nước không thoát nước tốt dễ gây nấm bệnh cho rễ làm chết cây”.





Đối với chậu để trồng, anh khuyên nên chọn loại có thể thoát nước tốt nhất (chậu có đáy không bằng phẳng hoặc thành chậu có khe thoát nước)



 



 



Những đóa hồng vàng khoe sắng dưới ánh nắng.


 



 



Nhìn thành quả của vợ chồng anh Hướng, ai cũng phải tấm tắc khen ngợi.


 


Cách diệt sâu bệnh





Anh Hướng vốn là chủ nông trại lại từng học về chuyên ngành trồng trọt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên việc chăm sóc, đặc biệt là diệt sâu bệnh cho hoa không quá khó khăn, cộng thêm việc anh chịu khó tìm tòi, đọc sách báo và tìm kiếm trên mạng.





Anh cho biết: “Trong quá trình trồng và chăm sóc hồng, để có hoa đẹp, cây phát triển tốt thì phải xua đuổi hoặc tiêu diệt được bọ trĩ vì bọ trĩ chích hút làm hư lá mất sức đề kháng. Dùng thuốc trị bọ trĩ được xịt định kỳ 15-20 ngày 1 lần bằng các loại như confidor, radiant… Khi cây không bị bọ trĩ chích hút làm hư lá thì sẽ phát triển mạnh, kháng bệnh tốt để có hoa đẹp”.





Ngoài ra, các loại sâu bệnh chính thường gặp trên hoa hồng là: nhện các loại, rệp sáp, rầy mềm. Anh thường phòng ngừa và trị bằng thuốc confidor, acsend, regent, actara, radiant, pegasus, alpha mill, saromite, dầu khoáng… 



 



Mỗi lần thu hoạch là được cả mấy ôm hoa.


 


Với bệnh vàng lá, đốm đen, bệnh thán thư (gặp nhiều vào mùa mưa khi thời tiết ẩm ướt), nên phòng ngừa bằng các loại thuốc kasuran, anvil, coc85, tilt super…





Đáng sợ nhất là bệnh đen thân, gặp bệnh này thường cây sẽ chết nhanh chóng nên cần ngừa trước bằng các loại thuốc nấm có tính lưu dẫn như aliet, alpin, alien,… Anh cũng lưu ý rằng thuốc nấm đối kháng trichoderma rất hiệu quả để ngừa loại bênh này.



 



Những bông hồng trắng tinh khôi tỏa hương thơm nhẹ nhàng nhưng đủ làm ngất ngây lòng người.


 



Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi buổi sớm thức dậy được ngắm những đóa hồng đẹp tuyệt vời như thế này.


 




Anh Hướng đang có ý định mở rộng khu vườn, mua thêm nhiều giống hồng nữa về trồng.


 



Nhưng dù trồng bất kỳ gì thì cũng cần phải có tình yêu mãnh liệt và lòng kiên trì thì mới có được thành công. Cả anh Hướng và vợ đều có tình yêu với loài hoa hồng tinh khiết, xinh đẹp này nên vợ chồng anh cùng hợp sức làm nên khu vườn đáng mơ ước như vậy. 





Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi hay bất cứ khi nào có thời gian rảnh, hai vợ chồng anh lại cùng ra vườn chăm sóc tỉ mỉ cho từng khóm hoa, rồi cùng bàn luận về hoa. Công việc chăm sóc hoa vừa làm đẹp cho ngôi nhà ấm cúng của mình lại thêm gắn kết tình cảm vợ chồng. Cuộc sống còn gì đẹp hơn thế!


 


Cùng ngắm những bông hồng đẹp ngất ngây trong khu vườn của ông bố trẻ mát tay trồng hoa hồng nhé:



 



 



 



 




 



 



 



 




 



 


Hy vọng anh Hướng sẽ tiếp tục nhân rộng khu vườn của mình và truyền được “ngọn lửa đam mê” đối với những người yêu hoa và mong có được vườn hồng như ý muốn.





banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: